Khái quát về Logistics
Logistics là thuật ngữ chuyên ngành có gốc Hy Lạp và từ tiếng Việt có nghĩa gần nhất là “hậu cần”. Hiểu một cách đơn giản nhất, Logistics là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Công việc của các công ty Logistics là quá trình lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đặt ra.
Quá trình cơ bản của Logistics bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa.
Hiện trạng Logistics tại Việt Nam
🔺 Việt Nam hiện có khoảng 1.300 – 1.500 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics. Theo hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành Logistics là 15-16%.
🔍 Năm 2018, Việt Nam ghi nhận đứng thứ 39/160 quốc gia về chỉ số hoạt động Logistics (theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới) và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan.
☛ Những số liệu trên là bằng chứng cho thấy lĩnh vực Logistics Việt Nam là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều nhất của Việt Nam trong thời gian qua và đang đứng trước một cơ hội lớn để phát triển.
Lí do nên lựa chọn ngành Logistics
Lý do #1: Mức lương hấp dẫn 💰
Điều đầu tiên thu hút của ngành Logistics đó chính là mức lương khá hậu hĩnh. Theo thống kê của Adecco (Thụy Sỹ), mức lương trung bình của nhân lực chất lượng cao dao động từ 13-15 triệu VNĐ (từ 3-5 năm kinh nghiệm).
Mức lương của vị trí Supervisor rơi vào khoảng 20-31 triệu VNĐ. Trong khi con số này đối với vị trí Manager có thể lên tới 70 triệu VNĐ/tháng, con số này có thể tăng lên tùy vào kinh nghiệm và năng lực của bạn. Rất ấn tượng đúng không nào?
Lý do #2: Logistics không đòi hỏi nhiều bằng cấp để thăng tiến
Khác với những chuyên ngành khác, các chuyên gia Logistics có cơ hội được thăng tiến và tiếp cận các cơ hội việc làm tốt mà ít gặp các rào cản về bằng cấp. Mặc dù một số công việc có thể yêu cầu các chứng chỉ riêng biệt, hầu hết các sinh viên tốt nghiệp có thể dễ dàng tìm được việc trong ngành Logistics mà không cần học thêm chứng chỉ hay văn bằng nào khác.
Lý do #3. Nhiều sự lựa chọn về việc làm 👏
Dù Logistics là một chuyên ngành khá mới và đặc thù, nhưng trong Logistics vẫn có rất nhiều mảng việc làm bạn có thể theo đuổi, chẳng hạn như thu mua, xuất nhập khẩu, sản xuất, kho hàng, vận tải … Nếu theo học Logistics, bạn không chỉ có lợi thế so với các sinh viên ngành khác khi tìm việc ở những mảng này, mà còn được tiếp cận các công việc mà những người tốt nghiệp Logistics mới nắm được.
Lý do #4. Mức độ thỏa mãn nghề nghiệp 😍
Ngoài cơ hội việc làm cao và mức lương khá so với các ngành khác, nhiều chuyên gia Logistics theo đuổi công việc trong ngành hàng chục năm vì họ cảm thấy được thỏa mãn và đền đáp. Một cuộc khảo sát vào năm 2012 của Council of Supply Chain Management Professionals cho thấy 79% các chuyên gia Logistics hài lòng với việc làm của mình. Họ cho rằng bản chất công việc năng động là yếu tố làm họ muốn tiếp tục theo đuổi ngành nhất.